đổi thưởng tải go88 về android - link đổi thưởng

Trang chủ Thư viện Sáng kiến kinh nghiệm

Giới thiệu tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng phương pháp kể chuyện trong dạy học lịch sử lớp 6 ở cấp Trung học cơ sở”

11/08/2021

 

I. Đặt vấn đề

Qua câu thơ mở đầu trong quyển “Lịch sử nước ta” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Dân ta phải biết sử ta / Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”, ta thấy tầm quan trọng của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ nói chung và những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường nói riêng, nó không chỉ là vấn đề của thế hệ trẻ mà là vấn đề của cả dân tộc. Môn lịch sử ở nhà trường phổ thông có vị trí rất quan trọng trong việc đào tạo con người. Với tư cách là một môn khoa học, lịch sử có vai trò quan trọng trong việc đào tạo, giáo dục học sinh thành con người toàn diện. Môn lịch sử có nhiều ưu thế trong giáo dục đạo đức, thẩm mỹ, thế giới quan khoa học cho học sinh như giáo dục lòng yêu nước, truyền thống dân tộc, lòng biết ơn Đảng và Bác Hồ... Lịch sử không chỉ giáo dục cho học sinh tình cảm yêu ghét những cái xấu, cái không đúng mà còn bồi dưỡng cho các em năng lực đối xử với mọi người xung quanh, biết yêu cái đẹp, yêu lao động, căm thù quân xâm lược, khơi dậy lòng nồng nàn yêu nước, vì “lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”, “tấm gương soi của muôn đời”, giúp các em có ý thức giữ gì bản sắc văn hóa và kế tục sự nghiệp cách mạng của dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Từ năm 2001 đến nay, Bộ giáo dục và đào tạo đã tiến hành đổi mới toàn diện, đồng bộ phương pháp DHLS ở trường phổ thông và việc sử dụng phương pháp kể chuyện trong DHLS ở trường THCS là một phương pháp quan trọng.

Việc sử dụng phương pháp kể chuyện trong DHLS ở THCS không chỉ cung cấp kiến thức mà còn có tác dụng to lớn trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức để hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách ở các em. Thông qua các câu chuyện mà giáo viên kể học sinh “hiểu thế nào là hay là dở, là thiện là ác, các em biết yêu biết ghét đúng, các em dung cảm với nhân vật. Củng cố lòng tin tưởng vào sự tất thắng của lẽ phải và công lí, sự diệt vong không tránh khỏi của phường ăn bám, áp bức bóc lột...”[15, tr.102].

Bên cạnh đó, việc sử dụng phương pháp kể chuyện trong DHLS còn phát triển mạnh mẽ trí tưởng tượng của học sinh, nó còn là phương tiện để rèn luyện sức tập trung, chú ý, tạo hứng thú cho học sinh. Đặc biệt khi kết hợp với các phương pháp khác như: sử dụng đồ dùng trực quan, công nghệ thông tin, trao đổi – đàm thoại, thảo luận nhóm... sẽ đem lại hiệu quả tích cực, chất lượng dạy và học môn lịch sử không ngừng nâng cao. Quá trình hoạt động chung, thống nhất giữa thầy và trò nhịp nhàng sẽ làm cho học sinh nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và bồi dưỡng phẩm chất đạo đức và hình thành nhân cách cho các em. Mặt khác, nhằm giảm bớt số lượng học sinh yếu kém trong nhà trường và phát huy  năng lực của các em khá giỏi nắm chắc được kiến thức bài học và hiểu sâu hơn các sự kiện, hiện tượng lịch sử...

Như vậy, việc sử dụng phương pháp kể chuyện trong DHLS ở THCS đặc biệt là ở lớp 6 là một phương pháp cần thiết, cần được sử dụng, phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi của các em, các em vừa từ bậc tiểu học lên vẫn chưa quen với phương pháp giảng dạy cũng như cách học học ở cấp hai, các em thích nghe giáo viên kể chuyện, nên trong quá trình giảng dạy lịch sử giáo viên cần lồng ghép những câu chuyện lịch sử tiêu biểu có liên quan kiến thức bài học để các em nhanh chóng nắm bắt kiến thức, hiểu bài nhanh hơn và phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác của mình góp phần nâng cao hiệu quả bài học.

II. Nội dung

1. Thực trạng:

Trong thời gian gần đây, một bộ phận học sinh đang có tâm lí coi môn lịch sử là môn phụ, môn học thuộc. Một trong những nguyên nhân khiến học sinh sợ học lịch sử là do có nhiều sự kiện, nhiều số liệu, khối lượng kiến thức lớn mà thời lượng dành cho môn học này lại quá ít dẫn đến tình trạng học sinh bị quá tải, giáo viên thì dạy nhồi nhét do không đủ thời gian. Hay việc dạy học theo lối “thầy đọc trò chép” làm học sinh nhàm chán, không muốn học. Vì vậy, người giáo viên cần phải thay đổi các phương pháp dạy học để lôi cuốn học sinh, để hướng dẫn học sinh chinh phục những tri thức lịch sử. Từ đó, học sinh yêu mến môn học này hơn.

2. Một số giải pháp thực hiện:

a) Kết hợp phương pháp kể chuyện với sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử

Phương tiện trực quan có vai trò quan trọng trong DHLS, phát huy ưu thế trong DHLS, bởi đặc trưng của bộ môn là “tính quá khứ”“tính không lặp lại”. Phương tiện trực quan giúp học sinh có biểu tượng chân thực về quá khứ, hình thành khái niệm trên cơ sở quan sát hiện vật học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật, tạo nên giờ học sôi nổi, hấp dẫn. Phương tiện trực quan trong DHLS hết sức phong phú đa dạng. Hình vẽ, tranh ảnh…là một phần của đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học, không chỉ kiến thức có tác dụng giáo dục tư tưởng, tình cảm và phát triển tư duy học sinh mà từ việc quan sát, học sinh phát triển tư duy trừu tượng. Sử dụng tranh ảnh vừa là nguồn kênh hình khai thác nội dung lịch sử thể hiện qua tranh ảnh bổ sung cho bài giảng, vừa phát huy năng lực tư duy cho học sinh, kích thích trí tưởng tượng phong phú, tạo hứng thú học tập cho học sinh. Do đó, khi kết hợp giữa kể chuyện với sử dụng tranh ảnh khiến học sinh dễ hiểu, thấy được bức tranh trong câu chuyện.     

Giáo viên kết hợp câu chuyện với tranh ảnh lịch sử giúp học sinh nắm vững kiến thức gây hứng thú học tập cho các em. Khi sử dụng bức tranh giáo viên kết hợp với câu hỏi gợi mở để học sinh nêu lên nội dung bức tranh và rút ra kết luận. Học sinh phải quan sát độc lập suy nghĩ, rút ra kết luận cần thiết. Do đó các em không chỉ có biểu tượng về bức tranh mà còn hiểu được nội dung bức tranh, kích thích tinh thần học tập, khả năng tư duy độc lập, sáng tạo để chiếm lĩnh kiến thức của học sinh.

Ví dụ: Khi dạy bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo), mục 4. Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng. Giáo viên sử dụng Hình 1. Sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa kết hợp với truyền thuyết “Thành Cổ Loa – một kiến trúc quân sự kiên cố”.

 

Hình 1. Sơ đồ khu di tích thành Cổ Loa

Kết hợp với hình ảnh giáo viên có thể đặt câu hỏi gọi mở cho học sinh: “Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỉ III – II TCN ở nước Âu Lạc?”. Sau khi học sinh trả lời, giáo viên sẽ nhận xét, chốt lại và có thể kể cho học sinh nghe truyền thuyết Thành Cổ Loa – một kiến trúc quân sự kiên cố. Giúp học sinh biết được địa thế và trình xây dựng và cấu trúc của thành Cổ Loa. Sự kết hợp giữ kể chuyện và sử dụng đồ dùng trực quan không chỉ giúp học sinh có cái nhìn xinh động, hình dung ra bức tranh về thành Cổ Loa, rèn luyện cho học sinh kỹ năng tư duy, quan sát, phân tích đánh giá về sự vật, hiện tượng.

b) Kết hợp phương pháp kể chuyện với phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học lịch sử

            Khi sử dụng phương pháp kể chuyện phải xem đây là một phương pháp dạy học tích cực, lấy học sinh làm trung tâm. Khi sử dụng phương pháp kể chuyện giáo viên cần tổ chức cho học sinh chủ động, tích cực trong việc tìm kiếm tri thức mới, trên cơ sở phát huy vai trò chủ đạo của giáo viên, đảm bảo "thầy thiết kế - trò thi công''. Muốn vậy chúng ta cần phải sử dụng kết hợp phương pháp kể chuyện với phương pháp thảo luận nhóm.

Ví dụ: Khi dạy bài 27. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

(Lịch sử  lớp 6, trang 73 - 76)

* Các bước tiến hành

Bước 1: Chuẩn bị

- Chuẩn bị của giáo viên: Xác định mục tiêu của bài học

Sau bài học học sinh nêu được:

+ Dựa vào lược đồ và gợi ý của giáo viên thuật lại được diễn biến trận Chiến trên sông Bạch Đằng.

+ Thấy được sự tài trí của Ngô Quyền trong việc đánh bại quân Nam Hán.

+ Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm anh dũng của dân tộc.

Xác định mục đích kể chuyện

Học sinh kể về diễn biến của trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938.

Soạn giáo án, chuẩn phiếu bài tập cho học sinh

Nội dung phiếu bài tập như sau:

Câu 1: Ngô Quyền kéo quân ra Bắc nhằm mục đích gì?

Câu 2: Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở điểm nào?

Câu 3: Hãy thuật lại diễn biến trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 trên lược đồ.

Câu 4: Vì sao nói: Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?

Câu 5: Ngô Quyền có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai?

Chuẩn bị lược đồ: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, tranh ảnh phóng to hình 56: Trận chiến trên sông Bạch Đằng và hình 57 – Lăng Ngô Quyền (Đường Lâm – Sơn Tây – Hà Nội). Các tư liệu về Ngô Quyền.

-  Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước sách giáo khoa và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến bài học.

Bước 2: Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm

- Giáo viên chia học sinh thành từng nhóm (mỗi nhóm 10 – học sinh).

Học sinh ổn định tổ chức nhóm, cử trưởng nhóm, người ghi chép.

- Giáo viên cho học sinh đọc câu hỏi gợi ý trên bảng phụ (phiếu).

Học sinh đọc theo yêu cầu của giáo viên.

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm thảo luận, giúp đỡ những nhóm gặp khó khăn, gợi ý cho học sinh những câu hỏi khó.

         Các nhóm học sinh tiến hành thảo luận để trả lời câu hỏi

Bước 3: Tổ chức cho học sinh kể chuyện

- Giáo viên: gọi đại diện các nhóm kể về diễn biến của trận chiến trên sông Bạch Đằng chống quân Nam Hán. (phát huy tự giác hoặc có thể bất kì học sinh trong nhóm).

- Học sinh: lên bảng kể chuyện theo yêu cầu của giáo viên. Khi kể học sinh phải có sự kết hợp trình bày trên lược đồ của trận đánh và các tranh ảnh. Các nhóm khác chú ý theo dõi để nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Tổng kết

- Học sinh nhận xét cách kể chuyện của nhóm bạn.

- Giáo viên trình bày lại diễn biến và chốt lại những kiến thức trọng tâm của hoạt động.

- Học sinh nhắc lại nội dung chính.

* Hoạt động nối tiếp: Cho học sinh tìm hiểu về ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược của Ngô Quyền.

c) Kết hợp phương pháp kể chuyện với phương pháp trao đổi – đàm thoại trong dạy học lịch sử

Trao đổi đàm thoại là trường học tuyệt vời của tư duy. Do đó khi kết hợp kể chuyện với trao đổi, đàm thoại sẽ đạt hiệu quả cao khi tuân thủ một số điều kiện sau. Những vấn đề trong câu chuyện đem ra trao đổi, đàm thoại phải là vấn đề quan trọng, có ý nghĩa mà do chính thực chất của nó, gắn liền với kiến thức cơ bản của bài giảng. Cần thiết trình bày rõ ràng những khía cạnh và vạch ra khía cạnh chủ yếu đối với điều kiện đã cho, phân tích các mâu thuẫn, nghiên cứu các ý kiến khác nhau tạo ra cơ sở tốt nhất cho hoạt động trí tuệ, còn học sinh phải nắm được kiến thức đầy đủ về sự kiện lịch sử được kể trong câu chuyện.

Ví dụ: Khi dạy bài 15. Nước Âu Lạc (tiếp theo), mục 5. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào? Thông qua truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy, giáo viên có thể đặt một số câu hỏi:

Truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy nói lên điều gì?

Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?

Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu và trả lời, giáo viên sẽ nhận xét và bổ sung thêm.  Qua đó, giúp các em nắm được nội dung câu chuyện và hiểu được nguyên nhân vì sao An Dương Vương mất nước, đó là do sự mất cảnh giác, lơ là, quá tin vào sức mạnh của mình. Từ đây, các em sẽ rút ra bài học cho bản thân cần cảnh giác. Với cách hỏi như vậy, câu chuyện không chỉ là lời độc thoại của giáo viên nữa, mà học sinh được đối thoại với giáo viên, phát huy năng lực phân tích, tổng hợp và tính tự giác, độc lập tư duy ở các em, góp phần nâng cao hiệu quả bài học.

III. Kết luận

Kết quả thực nghiệm tại trường THCS Nguyễn Trãi cho thấy việc sử dụng phương pháp kể chuyện trong DHLS kết hợp hài hòa với các phương pháp khác kích thích hứng thú học tập của học sinh, thu hút sức tập trung chú ý của các em, học sinh lĩnh hội kiến thức bài học tốt hơn, chất lượng bài học không ngừng nâng cao. Bài học không chỉ đảm bảo về mặt kiến thức cơ bản cho học sinh mà còn khiến cho học sinh thấy được ách đô hộ tàn bạo của bọn đô hộ phương Bắc và tiểu sử của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng, giáo dục cho các em lòng yêu nước, căm thù bọn đô hộ và biết ơn các anh hung dân tộc đã đứng lên lãnh đạo nhân dân ta, tiến hành khởi nghĩa chống áp bức bóc lột, giành chủ quyền cho dân tộc. Sáng kiến áp dụng hiệu quả trong giảng dạy Lịch sử lớp 6 nói riêng và giảng dạy Lịch sử cấp THCS nói chung.

 

Tác giả sáng kiến

  Kiều Thị Trang

 

Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 0/5 trong 0 đánh giá
Chia sẻ:
TIN KHÁC