đổi thưởng tải go88 về android - link đổi thưởng

Trang chủ Thư viện Sáng kiến kinh nghiệm

Giới thiệu tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng bài tập nhỏ củng cố để bổ trợ cho học sinh yếu trong tiết học”

11/08/2021

 

  I. Đặt vấn đề

Là một giáo viên được nhà trường phân công dạy môn Tiếng Anh trong những năm qua, có một thực tế mà giáo viên trong tổ rất trăn trở là có một bộ phận học sinh yếu kém bộ môn Anh văn. Làm thế nào để bổ trợ, giúp đỡ các em học sinh yếu kém vươn lên luôn là điều mà giáo viên quan tâm nhất. Tuy nhiên, bổ trợ như thế nào, phương pháp ra sao là vấn đề mà giao viên cần tìm tòi, nghiên cứu. Đây thực sự là một khó khăn đối với giáo viên. Để nâng dần chất lượng học sinh không phải là chuyện một sớm một chiều mà cần có sự kiên nhẫn, lòng quyết tâm của giáo viên. Người giáo viên cần phải không ngừng tìm tòi, khám phá, khai thác, xây dựng các hoạt động, vận dụng, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học trong từng giờ học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh.

  II. Nội dung

 1. Thực trạng:

a) Thuận lợi:

- Giáo viên nhiệt tình, đam mê với nghề nghiệp, luôn học hỏi tìm tòi các phương pháp giảng dạy mới nhằm tạo hứng thú cho học sinh, hết lòng vì học sinh thân yêu.

- Trang thiết bị dạy học môn tiếng Anh tương đối đầy đủ, phòng học có máy chiếu có micro và loa.

- Nhiều học sinh có hứng thú hơn trong quá trình học tập bộ môn .

b) Khó khăn:

- Phần lớn học sinh còn thụ động, ỷ lại, trông chờ vào giáo viên, chưa có ý thức tự giác trong học tập.

- Các em chưa chú ý đến việc rèn luyện cho mình kỹ năng học ngoại ngữ. 

2. Một số giải pháp:

  1. Đối với học sinh         
        • Với những học sinh có phương pháp học tập chưa phù hợp.

Hướng dẫn các em có phương pháp học tập thích hợp cũng là một yếu tố quan trọng. Trước hết, cần yêu cầu các em nắm vững được kiến thức cơ bản khi học như sau: 

  • Nắm vững lí thuyết rồi mới làm bài tập. học từ mới.
  • Đọc kĩ đề bài trước khi đặt bút làm bài.
  • Tóm tắt các kiến thức cơ bản về lí thuyết và các công thức, từ vựng  bằng sơ đồ tư duy hoặc bằng bảng vào một quyển sổ tay và vào giấy ghi nhớ dán tại nơi thường xuyên nhìn thấy.

Với những học sinh này, giáo viên cần quan sát các em kĩ lưỡng, nếu các em có tiến bộ thì động viên, khích lệ các em tiếp tục phát huy. Còn với những em chưa có tiến bộ thì cần điều chỉnh lại phương pháp học tập của các em.

  • Với những học sinh kiến thức bị hổng do lười học.

Lấy các ví dụ thực tế , đơn giản gần gũi thiết thực với các em cho các em hiểu được. Đồng thời, liên hệ chặt chẽ với phụ huynh của các em này để cả hai bên cùng nhắc nhở các em học bài và làm bài. Ngoài ra, tôi tăng cường công tác kiểm tra việc học và làm bài về nhà, trong các giờ học tôi khuyến khích cho các em phát biểu, gọi các em lên bảng và có lời khen kịp thời, cho điểm khuyến khích, động viên các em, giúp các em tự tin và  hứng thú  học tập hơn.

  • Với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện học tập thiếu  thốn, cha mẹ chưa quan tâm đến việc học của con.

Tôi cố gắng sắp xếp thời gian trên lớp giảng dạy cho các em học thuộc và làm được bài ngay tại lớp. Vì lớp chỉ có một, hai học sinh nên không làm mất nhiều thời gian của các học sinh khác. Ngoài ra, trong các tiết học tôi lồng ghép trò chơi vào trong bài dạy để khơi gợi hứng thú cho học sinh với phần thưởng là các đồ dùng học tập cần thiết.

  • Với những học sinh trí tuệ của các em chậm, phát triển kém.( Thiểu năng trí tuệ)

Cho các em làm những bài tập đơn giản và cơ bản nhất. Khuyến khích các em, kiểm tra bằng nhiều hình thức, cho điểm cộng khích lệ cho các em. Đối với những học sinh này, tuy các em tiếp thu chậm nhưng khi các em đã ghi nhớ, biết cách làm bài thì các em sẽ rất lâu quên. Chính vì vậy, biện pháp với các em này chính là kiên nhẫn.

b) Về phía giáo viên

- Xác định nguyên nhân, lập kế hoạch dạy học sinh yếu kém;

- Phương pháp dạy học sinh yếu theo nhóm đối tượng;

- Phương pháp dạy theo trình độ của học sinh

- Phương pháp giao việc cho cho học sinh yếu kém; 

- Phương pháp giảm độ khó của câu hỏi phù hợp với học sinh yếu;

- Chia sẻ trách nhiệm trong công tác khắc phục tình trạng học sinh yếu kém giữa gia đình và giáo viên

+ Đổi mới phương pháp giảng dạy đơn giản, trọng tâm, dễ hiểu, dễ nhớ; định hướng , hướng dẫn, gợi mở; nêu vấn đề một cách dí dỏm, lồng ghép trò chơi vào bài học; giúp học sinh phát huy được tính tích cực trong quá trình học tập bộ môn; học nhóm, đôi bạn cùng tiến; chỉ bảo tỉ mỉ như: cách ghi chép bài và nghe giảng; cách viết, cách đặt câu cho đúng và chính xác; cách học bài và làm bài tập về nhà; việc chuẩn bị bài, đọc bài mới trước khi đến lớp.

  • Phương pháp cụ thể:

Thiết kế các bài tập củng cố ngắn, nội dung xoay quanh các chủ điểm phát âm, dấu nhấn, từ loại, giới từ, nghĩa của từ, thì, sửa sai, viết lại câu.... Các bài tập dựa theo nội dung bài học vừa học, đa dạng hình thức cho mỗi bài tập.   Bài tập được  tham khảo tại các website violet.com, giaovien.net... và các sách bài tập tham khảo, sách mềm 

III. Kết luận

Qua thực hiện và sử dụng các bài tập nhỏ củng cố kiến thức giúp học sinh yếu kém  học tốt hơn tôi nhận thấy các em đã có những tiến bộ đáng kể sau một học kì.

Đây là một đề tài được nhiều giáo viên bộ môn cũng rất quan tâm. Đề tài có thể áp dụng được cho các bộ môn khác và có thể áp dụng cho các lớp học khác mà không chỉ giới hạn trong bộ môn Tiếng Anh và học sinh 1 lớp học .

 

Người thực hiện – Tổ trưởng tổ Ngoại ngữ

                                                                                                                    Lê Thị Thu Hiền

Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 0/5 trong 0 đánh giá
Chia sẻ:
TIN KHÁC