đổi thưởng tải go88 về android - link đổi thưởng

Trang chủ Thư viện Sáng kiến kinh nghiệm

Giới thiệu tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm: Sử dụng hiệu quả phiếu học tập trong giờ học Ngữ văn

11/08/2021

I. Đặt vấn đề

Trong giờ học Ngữ văn, học sinh thực hành thông qua phiếu học tập có nhiều ưu điểm:

          Thứ nhất là dễ sử dụng. Giáo viên có thể áp dụng ở nhiều tiết học với tất cả các phân môn văn học, tiếng Việt, tập làm văn, và có thể cơ động trong những hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn. Giáo viên có thể đánh giá được viếc tiếp thu kiến thức của học sinh trong từng tiết học.

          Thứ hai, học sinh tiện theo dõi, thực hành và lưu giữ.

II. Nội dung

1. Thực trạng:

Việc sử dụng phiếu học tập còn tùy tiện, chưa hợp lý nên dẫn tới không phát huy được hết ưu điểm và gây lãng phí.

  1. Một số giải pháp:

a. Về hình thức :

    Phiếu học tập cần được trình bày cân đối, các tiêu đề, đề mục, yêu cầu thực hiện cần được trình bày rõ ràng. Nên có đầy đủ các yếu tố như tên trường, năm học, tiết học, bài học và phần ghi tên cho học sinh. Hình thức này sẽ giúp học sinh dễ theo dõi nội dung bài học, dễ lưu trữ và giáo viên cũng có thể kiểm tra, đánh giá việc thực hành của học sinh một cách dễ dàng.

b. Về nội dung :

          Người giáo viên cần xác định rõ những kiến thức và kĩ năng quan trọng mà học sinh cần có trong từng tiết học để biên soạn nội dung thực hành cho phù hợp. Mức độ yêu cầu của các bài tập phải phù hợp với năng lực tiếp nhận và hứng thú của học sinh. Các hình thức thực hành cũng cần đa dạng, linh hoạt tránh việc áp dụng thực hành một cách rập khuôn, máy móc. Thời gian thực hành cũng cần được bố trí hợp lý, không chỉ ở cuối tiết học mà cũng có thể tiến hành lồng ghép với các đơn vị kiến thức trong suốt tiết học.

  • Câu hỏi, bài tập cần sắp xếp theo mức độ : Nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp, vận dụng cao.
  • Câu hỏi trắc nghiệm (có thể áp dụng để thực hành việc hiểu và ghi nhớ các kiến thức trọng tâm)
  • Câu hỏi thảo luận nhóm (dùng để thực hành kĩ năng làm việc theo nhóm, phát huy sự sáng tạo của tập thể).
  • Câu hỏi tổng hợp nâng cao (để phát huy tính sáng tạo, suy nghĩ độc lập của cá nhân, mở rộng kiến thức...)
  • Các bài tập dưới dạng trò chơi : giải ô chữ, nhanh tay nhanh mắt, tiếp sức, thuyết trình, nhập vai...

 Câu hỏi không nên dài dòng nhưng cũng không nên khô khan, nên thể hiện đúng đặc trưng của bộ môn.

III. Kết luận

Bên cạnh việc giúp học sinh ghi nhớ kiến thức. Phiếu bài tập còn có thể giúp các em hoàn thiện các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Yêu cầu của câu hỏi nên rõ ràng để giúp các em định hướng được công việc mà mình phải làm.

Việc xây dựng bộ phiếu học tập Ngữ văn 8 ở trên hoàn toàn có thể áp dụng đối với bộ môn Ngữ văn 6, 7, 8, 9 ở các trường THCS.

Tác giả sáng kiến

Thạc sĩ Ngữ văn, Tổ trưởng tổ Văn Sử

Trần Thị Quỳnh Anh

Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 0/5 trong 0 đánh giá
Chia sẻ:
TIN KHÁC