đổi thưởng tải go88 về android - link đổi thưởng

Trang chủ Thư viện Sáng kiến kinh nghiệm

Giới thiệu tóm tắt sáng kiến kinh nghiệm: “Sử dụng phương pháp dạy học theo dự án giúp HS ứng dụng bài học vào thực tiễn”

11/08/2021

I. Đặt vấn đề.

Do sư phát triển của khoa học công nghệ hiện đại, học sinh có thể tiếp cận với nhiều nguồn thông tin hơn, và mang tính chất đa chiều. Vì vậy, giáo viên không chỉ là người mang đến kiến thức cho học sinh mà còn cần dạy cho học sinh cách tìm kiếm, chiếm lĩnh kiến thức để đảm bảo cho việc tự học suốt đời.

Phương pháp học theo dự án (PPHTDA) có nhiều ưu điểm phù hợp với việc dạy học theo hướng phát triển toàn diện năng lực học sinh. PPHTDA là một phương pháp dạy học tích cực, tạo điều kiện cho học sinh chủ động và tự lực trong mọi hoạt động để chiếm lĩnh tri thức bài học. Khi học theo dự án, học sinh có cơ hội hình thành và phát triển các kĩ năng học tập và xã hội cần thiết. Vận dụng phương pháp dạy học dự án vào dạy học là một hướng đi đúng trong dạy học.

Tin học là môn học lí thuyết gắn bó chặt chẽ với thực nghiệm nên việc sử dụng PPHTDA trong dạy học Tin học là hợp lí và cần thiết. Áp dụng phương pháp này giúp học sinh sử dụng thành thạo CNTT để giải quyết một số dự án phù hợp với lứa tuổi. Từ đó không chỉ giúp học sinh thành thạo và yêu thích tin học mà còn rèn cho học sinh cách tư duy, kĩ năng hoạt động cá nhân, kĩ năng phối hợp hoạt động với các cá nhân khác, và kĩ năng giải quyết những vấn đề, những khó khăn hoặc thách thức lớn trong cuộc sống.

II. Nội dung

1. Thực trạng:

 Một số HS xem môn tin học là môn phụ không được nhiều người quan tâm nên không tập trung học tập thiếu rèn luyện kỹ năng bộ môn, kĩ năng thực hành của các em còn chậm và hiệu quả chưa cao. Số lượng máy tính còn ít, chưa đảm bảo với số lượng học sinh, xảy ra những sự cố bất thường như: treo máy, khởi động lại, thậm chí tắt luôn không khởi động được... làm ảnh hưởng rất nhiều đến giờ học.

 Học theo dự án đòi hỏi quỹ thời gian cho học sinh hoạt động rất lớn, trong khi việc xây dựng chương trình chính khóa hầu như không có thời gian cho PPHTDA. Phương pháp này cũng đòi hỏi điều kiện cơ sở vật chất nhất định để có thể áp dụng. Vì vậy, giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi áp dụng nếu không có sự đầu tư tính toán, lựa chọn một cách kì công, cân nhắc kĩ lưỡng, xây dựng quy trình một cách công phu và cõ những dự trù phù hợp.

 Phương pháp học còn mới lạ nên nhiều học sinh còn bỡ ngỡ. Nhiều học sinh hiện nay có PP tự học, tự sáng tạo, tự nghiên cứu, … còn yếu. Đây cũng sẽ là những khó khăn lớn khi áp dụng PPHTDA, nhất là giai đoạn đầu mới áp dụng.

 PPHTDA đòi hỏi giáo viên phải lập kế hoạch và xây dưng nội dung dự án khá công phu, phải thực sự tâm huyết với nghề mới có thể kiên trì, kiên nhẫn thực hiện, áp dụng. Phương pháp này còn khá mới mẻ, chưa được áp dụng nhiều nên giáo viên chưa có nhiều kinh nghiệm.

2. Một số giải pháp

-  Học sinh được học cách lập kế hoạch sơ đồ tư duy, đây công cụ hữu ích, hiệu quả để xác định, lựa chọn ý tưởng cũng như những vấn đề cần giải quyết xung quanh dự án và được chia nhóm dự án, rèn luyện kĩ năng giao tiếp, hợp tác

- Hướng dẫn HS thu thập thông tin, xử lí thông tin, tổng hợp thông tin thông qua các bài thực hành như: Sử dụng trình duyệt để truy cập web, tìm kiếm thông tin trên Internet. Từ đó, học sinh tiến hành thu thập thông tin qua sách báo, internet, điều tra,… thảo luận với các thành viên khác và tham vấn giáo viên hướng dẫn để thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch đã đề ra. Giúp học sinh biết cách sử dụng từ khóa để tìm kiếm trên mạng internet, biết lựa chọn nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy.

 - Rèn cho học sinh tính tích cực tư duy, biết tận dụng mọi nguồn kiến thức có thể có để thực hiện nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra. Hướng dẫn HS xây dựng sản phẩm dưới dạng bài thuyết trình để rèn luyện kĩ năng thực hành qua các bài hoc về phần mềm trình chiếu. Học sinh báo cáo, trình bày sản phẩm của nhóm, rèn luyện kĩ năng thuyết trình và được tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau bởi các nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên dựa theo kỹ thuật 321(đây là một kỹ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của HS). Thay đổi cách đánh giá HS thông thường qua bài thi viết và bài thi giấy.

III. Kết luận:

Theo kết quả thống kê, 100%  học sinh hoàn thành nhiệm vụ học tập, không có học sinh chưa hoàn thành. Thời gian, tốc độ hoàn thành dự án đảm bảo quy định, giáo viên có thời gian mở rộng, nâng cao kiến thức cho các em.

Giáo viên và học sinh có nhiều thời gian hơn để mở rộng, củng cố các thao tác thiết kế bài trình chiếu. Tạo được hứng thú và sự tham gia nhiều hơn của học sinh vào các nhiệm vụ học tập. Từ đó đem lại hiệu quả học tập tốt hơn, tỉ lệ học sinh hoàn thành cao hơn, nâng cao kết quả học tập cho học sinh.

Khi thực hiện dạy học theo PPHTDA, rất nhiều kĩ năng đã được hình thành và củng cố cho học sinh như: kĩ năng hoạt động nhóm, giao tiếp, hợp tác, lập kế hoạch, kĩ năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và trình bày báo cáo, đánh giá, vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn

Như vậy, dạy học theo PPHTDA giúp các em trải nghiệm nhiều dạng hoạt động từ đó hoàn thiện được nhiều kĩ năng tốt hơn so với dạy học theo phương pháp hoạt động nhóm thông thường.

                                                                              Người thực hiện – Giáo viên bộ môn Tin                                                                                                                                             Nguyễn Thị Minh Thư

 

Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 0/5 trong 0 đánh giá
Chia sẻ:
TIN KHÁC