đổi thưởng tải go88 về android - link đổi thưởng

Trang chủ Tin tức Hoạt động

Nỗ lực vì một ngôi trường hạnh phúc

09/03/2024
Biết cách thấu hiểu và tôn trọng cảm xúc của bản thân, nhận ra việc đầu tiên mình phải làm là gì, cũng như dần thay đổi quan điểm sống hàng ngày từ việc làm nhỏ nhất… Đó chính là những bài học cơ bản đầu tiên được thầy và trò trường THCS Nguyễn Trãi đúc kết kể từ sau quá trình tham gia xây dựng, triển khai Dự án "Trường học hạnh phúc" (THHP).

Giáo dục sự tử tế cho học trò

Thực hiện kế hoạch số 224/KH-UBND ngày 8/8/2022 của UBND quận Ba Đình về “Thí điểm triển khai Dự án“Trường học hạnh phúc” tại quận Ba Đình giai đoạn 2022 - 2025”; Kế hoạch số 30/KH-PGDĐT ngày 11/8/2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận về “Triển khai bồi dưỡng, tập huấn giáo viên tham gia Dự án “Trường học hạnh phúc” tại quận Ba Đình giai đoạn 2022-2025, trường THCS Nguyễn Trãi là 1 trong 7 đơn vị đã tham gia triển khai thí điểm mô hình THHP và dần “hái trái ngọt” từ dự án này.

Nỗ lực vì một ngôi trường hạnh phúc
Giáo sư Hà Vĩnh Thọ và đại diện Học viện Eurasia (ELI) ghé thăm và trao đổi, trò chuyện cùng học sinh lớp 8A2 của trường THCS Nguyễn Trãi

Chia sẻ với PV, cô Phạm Thị Hương Giang – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, mô hình THHP được nhà trường thực hiện triển khai với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Đồng thời, kết hợp lồng ghép, tích hợp với các nội dung trong chương trình và kế hoạch đã có của nhà trường để triển khai phù hợp với tình hình thực tế.

Cụ thể, trong mỗi giờ học trên lớp, giáo viên đều khéo léo lồng ghép trong đó những bài học về sự tử tế, lòng biết ơn, chia sẻ, thấu hiểu, tự quan tâm, cũng như biết quan tâm đến người khác và xã hội, quan tâm đến môi trường và hành tinh.

Nhìn từ thực tế có thể thấy, ngày nay, hiện tượng học sinh sử dụng bạo lực, ngôn từ tục tĩu để nói chuyện, chửi thề như dần trở thành một thói quen không thể bỏ, sống chỉ biết nghĩ và chăm chút cho cái tôi, lợi ích của mình… Điều này vô hình chung trở thành nỗi lo của không chỉ nhà trường, các bậc phụ huynh mà còn là nỗi lo của xã hội.

Vì vậy, việc giáo dục cho học sinh những bài học về sự tử tế là một điều vô cùng quan trọng. Tử tế ở việc học sinh tự có trách nhiệm, chủ động và tích cực trong chính việc học của mình; tử tế trong nền nếp, thái độ và hành vi như cách lên xuống cầu thang phải đi bên nào; cách nói chuyện với âm lượng ra sao cho phù hợp, vừa đủ nghe ở những không gian khác nhau; cách chào hỏi khi gặp thầy cô và bạn bè; giúp đỡ người già, trẻ nhỏ; cách ý thức vào mỗi giờ trưa, ăn xong biết cách dọn dẹp, để khăn ngay ngắn; luôn biết cách giữ gìn vệ sinh chỗ ngồi, vệ sinh chung…

Nỗ lực vì một ngôi trường hạnh phúc
Giáo sư Hà Vĩnh Thọ và cô Hương Giang (áo dài xanh) đồng hành cùng học sinh trong một lớp học hạnh phúc

Theo chia sẻ của cô Giang, THHP còn là nơi tiêu chí an toàn luôn phải được đảm bảo. Vì vậy, trường học phải là nơi an toàn về thể chất và tinh thần cho giáo viên và học sinh. Giáo viên và học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về tinh thần và thể xác ở nhà trường, ở nhà, ngoài cộng đồng xã hội. Sống trong sự an toàn, giáo viên và học sinh được học tập làm việc theo năng lực sở thích của chính mình.

Đặc biệt, trong quá trình triển khai dự án, trường THCS Nguyễn Trãi còn tham gia các cuộc thi về THHP do Thành phố tổ chức: Hanoihappyschool với chủ đề “Trường học hạnh phúc vì an toàn” đạt giải Ba.

Ngoài ra, trường THCS Nguyễn Trãi còn tận dụng lớp học, nhà thể chất làm nơi tổ chức các hoạt động: Gặp gỡ chia sẻ với chuyên gia sáng lập mô hình THHP; đêm dạ hội “Không chết vì thiếu hiểu biết”; xem tranh tại vườn hoa Lê Trực; thăm quan Bảo tàng TT, B52, Nhà tù Hỏa Lò, Bảo tàng phụ nữ; viếng danh nhân Nguyễn Trãi ở Côn Sơn; học tập trải nghiệm tại Quảng Ninh; chia sẻ cùng các cô chú bộ đội: Đại tá Hoàng Xuân Vinh, Thượng tá Đỗ Thị Hằng Nga, nhà văn – Thượng tá Phùng Văn Khai nhân dịp 79 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam...

“Thấu hiểu bản thân, tôn trọng cảm xúc của bản thân hơn, nhận ra việc đầu tiên mình phải làm gì và tôi đã dần thay đổi được rất nhiều quan điểm sống hàng ngày từ việc nhỏ nhất.

Hỗ trợ, tăng cường, tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức, hành động; đồng thời nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ giáo viên, Nhân viên của nhà trường, khích lệ thầy cô giáo nâng cao tinh thần trách nhiệm, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, yêu thương và tôn trọng để góp phần xây dựng THHP”, cô Giang bày tỏ.

Chiến lược bứt phá

Theo các chuyên gia, xây dựng THHP là nhiệm vụ tất yếu của ngành giáo dục nói chung và từng nhà trường nói riêng. Tùy điều kiện thực tế ở mỗi trường học, Ban giám hiệu nhà trường sẽ có chiến lược xây dựng mang tính đặc biệt, bứt phá riêng. Tuy cách thức thực hiện khác nhau, nhưng mục đích cuối cùng của THHP là cho giáo viên và học sinh cảm thấy hạnh phúc mỗi ngày đến trường.

Để thực hiện điều này, dưới sự chủ trì hướng dẫn của chuyên gia, Trường THCS Nguyễn Trãi đã lập danh sách học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý tham gia khảo sát trước khi triển khai dự án, định kỳ trong khi triển khai và sau khi dự án kết thúc.

Nỗ lực vì một ngôi trường hạnh phúc
Giáo viên luôn đồng hành cùng học sinh trong mọi hoạt động giáo dục

Mục tiêu của việc khảo sát nhằm đánh giá bức tranh thực tế tại nhà trường từ các bên liên quan. Nhà trường tổ chức khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn nhóm tại trường. Đơn vị chuyên môn độc lập chịu trách nhiệm phân tích kết quả khảo sát. Kết quả sẽ dùng cho việc đối chiếu kết quả trước và sau khi triển khai Dự án và làm căn cứ điều chỉnh các biện pháp thực hiện trong quá trình triển khai dự án.

Theo đó, trong suốt quá trình trước, trong và sau khi triển khai dự án, người giáo viên cần xem học sinh là trung tâm, còn giáo viên là người tổ chức hướng dẫn để học sinh tự khám phá tri thức, đồng thời, giáo viên không buông xuôi trước những khó khăn thách thức mà không ngừng học hỏi, không ngừng phát triển bản thân để làm gương cho các em.

Đối với học sinh, nhà trường lấy mục tiêu mỗi ngày đến trường là một ngày vui, các em cần được giáo dục đạo đức, lối sống chuẩn mực, trách nhiệm, yêu thương và tôn trọng. Đồng thời, giáo dục cho học sinh có được sự tự chủ, tự do và cảm hứng trong từng hoạt động khi ở trường; tạo cho các học sinh hình thành được cho mình lối sống văn hóa tốt đẹp khi học tập tại trường...

Được sự đồng lòng, ủng hộ của cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh, cùng điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường đang được đầu tư hiện đại là những thuận lợi quan trọng để thầy và trò trường THCS Nguyễn Trãi thực hiện tốt trong đợt thí điểm triển khai dự án lần 1.

Tiêu chí về dạy và học, trong đó tập trung vào việc tạo các điều kiện tốt nhất để mỗi học sinh có cơ hội phát triển, thể hiện và khẳng định năng lực, giá trị của bản thân; sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tạo hứng thú, phù hợp và chấp nhận sự khác biệt tâm lý, thể chất, hoàn cảnh của mỗi học sinh.

"Tôi rất tâm đắc với một câu nói về sự đánh giá, đó là: Đừng đánh giá khả năng của một con cá qua việc leo cây. Mỗi 1 học sinh sẽ có một đặc điểm, hoàn cảnh cũng như khả năng khác nhau. Vì vậy, người làm giáo dục như chúng ta là phải biết làm thế nào để học trò của mình có thể phát triển theo đặc điểm, hoàn cảnh và khả năng đó", cô Giang cho hay.

Theo ghi nhận của PV, ở ngôi trường THCS Nguyễn Trãi, mỗi giờ lên lớp là một sự đổi mới. Việc đổi mới phương pháp dạy học luôn được chú trọng, trong mỗi tiết học, học sinh được phát huy tối đa vai trò chủ động, sáng tạo trong việc hình thành và tiếp nhận kiến thức mới cũng như vận dụng vào thực tiễn. Mọi đối tượng học sinh đều được quan tâm và được ghi nhận kết quả làm việc trong mỗi giờ học.

Nỗ lực vì một ngôi trường hạnh phúc
Các tiêu chí cốt lõi được nhà trường triển khai thực hiện qua dự án THHP

Tiêu chí về các mối quan hệ trong và ngoài nhà trường, trong đó tập trung vào việc giúp đỡ chia sẻ với học sinh có nhu cầu đặc biệt, có hoàn cảnh riêng; đồng thời quản lý cảm xúc tiêu cực trong đối thoại, tương tác, giao tiếp và làm việc với học sinh và đồng nghiệp, làm gương cho học sinh trong các mối quan hệ, trong tương tác giao tiếp và đối thoại; Phối hợp và hợp tác hiệu quả với phụ huynh, cộng đồng địa phương và các lực lượng liên quan trong công tác giáo dục học sinh.

Tuy nhiên, cô Giang cho biết, vì nhà trường đang trong thời gian xây dựng nên ít nhiều những tiếng ồn, bụi bẩn đã gây ảnh hưởng tới học sinh nhà trường, thiếu không gian vui chơi sinh hoạt, thiếu phòng họp của các tổ nhóm chuyên môn, hạn chế các buổi họp triển khai thực hành dự án chuyên đề 3 – kết nối với thiên nhiên…

Từ những khó khăn hiện hành, cô Giang cùng giáo viên trong trường đã có nhiều ý tưởng sáng tạo để chất lượng giáo dục luôn được đảm bảo, cụ thể: Tạo cảnh quan trường học, lớp học an toàn, thân thiện, hạnh phúc; tổ chức các hoạt động tập thể, ngoại khoá bồi dưỡng cảm xúc và phẩm chất đạo đức tích cực…; tổ chức các hội thảo, hội nghị, toạ đàm... về xây dựng THHP; tổ chức các buổi sinh hoạt lớp, các tiết ngoài giờ lên lớp, các tiết học trải nghiệm - hướng nghiệp... tích hợp các yếu tố, nội dung của THHP; tạo ra các tiết học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc, hướng tới trường học hạnh phúc; đổi mới các phong trào thi đua, đánh giá thi đua...; xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, gắn kết giữa cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh trong nhà trường.

Nỗ lực vì một ngôi trường hạnh phúc
Giáo viên luôn xây dựng những bài học thú vị, tạo hứng khởi cho học trò vào mỗi giờ lên lớp

Thời gian tới, Trường THCS Nguyễn Trãi dự định sẽ tiếp tục triển khai tích cực công tác bồi dưỡng cảm xúc và phẩm chất đạo đức; lồng ghép các nội dung tích hợp THHP vào các buổi sinh hoạt lớp, các tiết ngoài giờ lên lớp, các tiết học trải nghiệm - hướng nghiệp...; gắn kết thiên nhiên một cách nhẹ nhàng, để học sinh hiểu nhiều hơn về thiên nhiên, về tầm quan trọng và giá trị sống...

Tích cực xây dựng, tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động phong phú, qua đó học sinh hiểu và có thái độ đúng đắn trong quá trình học tập và rèn luyện; nhà trường cũng nhiệt tình hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc thi có tính chất tuyên truyền, giáo dục hạnh phúc cho học sinh; chủ động đăng kí các buổi thăm lớp, dự giờ để nâng cao năng lực thực hành, ứng dụng các nội dung xây dựng THHP trong thời gian triển khai; triển khai mở rộng thực hành ở tất cả các lớp trong nhà trường và thực hành sâu ở các mặt hoạt động giáo dục...

Những kế hoạch, chủ trương trên đều được thực hiện chuyên sâu với mục đích ngày càng phát triển và nhân rộng mô hình THHP.

 
Ban truyền thông
Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 5/5 trong 1 đánh giá
Chia sẻ:
TIN KHÁC