đổi thưởng tải go88 về android - link đổi thưởng

Trang chủ Tin tức Hoạt động

BÀI VIẾT CỦA LỚP 9A3 - NÉT ĐẸP NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI HÀ THÀNH

26/02/2024

 

NÉT ĐẸP NGÀY TẾT CỦA NGƯỜI HÀ THÀNH

Truyền thống thanh lịch, văn minh trong đã trở thành một nét đẹp không thể thiếu của người Hà Nội từ xưa đến nay. Nhìn lại những đặc trưng cơ bản trong văn hóa ngày Tết của người Hà Nội ta sẽ thấy rõ hơn điều này.

Là nơi hội tụ của nhiều tinh hoa văn hoá của cả đất nước, dân tộc, văn hoá Hà Nội nói chung và văn hoá ngày Tết của người Hà Nội nói riêng cũng phản ánh rất nhiều về những giá trị truyền thống của người Việt Nam. Bên cạnh sự phong phú, văn hoá ngày Tết của người Hà Nội còn đề cao tính thẩm mĩ và sự tinh tế.

Sự chuẩn bị cho ngày Tết của người Hà Nội thường bắt đầu rất sớm, từ trước ngày 23 tháng Chạp. Nhà nhà dọn dẹp nhà cửa, chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng ông Công, ông Táo, lau dọn ban thờ … Mâm ngũ quả thường là điều đầu tiên người Hà Nội nghĩ tới. Bởi, mâm ngũ quả này sẽ được bày trên bàn thờ gia tiên trong suốt 3 ngày . Một mâm ngũ quả đẹp, trọn vẹn sẽ thể hiện được lòng thành kính của con cháu cho ông bà tổ tiên. Đồng thời, đó cũng là mong ước của gia chủ cho một năm mới thật an nhiên và hạnh phúc. Bên cạnh mâm ngũ quả thì mâm cơm cúng chiều 30 cũng là phần không thể thiếu trong ngày tết Hà Nội. Cơm cúng Tất Niên như một lời chào tạm biệt, khép lại những ái ố ỉ nộ, những thăng trầm cũng như lời cảm ơn cho thành công, hạnh phúc dành cho năm cũ. Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, cái quan trọng là thể hiện được tấm lòng của người cúng với đất trời, với thần linh đã phù hộ gia đình trong suốt năm qua. Theo lẽ thường trong văn hoá Hà Nội, người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà sẽ là người thắp hương, đọc văn khấn, các thành viên còn lại sẽ làm lễ vái. Dẫu rằng bây giờ người Hà Nội có thể mua bánh chưng ở bất cứ đâu nhưng nếu có thể họ vẫn cố gắng làm riêng cho mình và người thân những chiếc bánh vuông vức gói trong lá xanh lạt trắng. Khi ấy, người ta sẽ nâng niu từng bát gạo trắng, từng lát đậu vàng cũng như từng miếng thịt ngon mắt. Khi ấy người ta sẽ gói ghém tất cả những nguyên liệu tươi ngon ấy trong lớp lá dong non xanh, ngon mắt.

Chơi hoa Tết là phong tục không thể thiếu trong mỗi nếp nhà và trở thành nét đẹp văn hóa mỗi khi Tết đến, xuân về. Nhiều người cho rằng, thú vui thanh tao ấy không chỉ đơn thuần là thưởng thức cái hương sắc của thiên nhiên mà còn dùng vẻ đẹp ấy để bộc lộ nhân sinh quan, gửi gắm những ước muốn tốt đẹp vào một năm mới sắp đến. Mỗi loài hoa mang một đặc trưng riêng, song đều có chung một ý nghĩa biểu trưng cho sự may mắn, sung túc, bình an, hạnh phúc. Bởi vậy, cho dù mỗi gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau nhưng với người Hà Nội, không phải vì quá khó khăn mà ngày Tết thiếu đi bình hoa, chậu cảnh. Nếu đời sống khá giả có thể là những cây đào, cây mai, cây quất, chậu lan lớn, gia đình không được khá giả có thể là những cây hoa, cành hoa nhỏ hơn. Chơi hoa ngày Tết sẽ làm cho không khí trong gia đình thêm phần vui tươi, bởi hoa chính là biểu tượng, là hơi thở của mùa xuân.

Bao năm nay vẫn vậy, lễ chùa trong những ngày đầu năm là nét đẹp văn hóa của người Hà Nội. Người ta đến chùa vãn cảnh để tìm sự tịnh tâm, để gửi ước nguyện đến các chư Phật phù hộ cho mình và những người thân trong gia đình. Ngay sau giao thừa, nhiều người sau khi hoàn tất lễ trừ tịch (cúng giao thừa) đã đi chùa cầu may để đón linh khí tốt lành khi đất trời chuyển giao sang năm mới. Thời điểm này, các đền, chùa đều mở cửa cho người dân đến hành lễ, dù ngày thường đến cuối giờ chiều không còn đón khách.

Trước kia, sáng mùng một Tết còn gọi là ngày chính đán, con cháu tụ họp ở nhà tộc trưởng để lễ tổ tiên và chúc Tết ông bà, các bậc huynh trưởng. Khi chúc Tết, người lớn thường mừng tuổi con cháu bằng những đồng tiền mới đựng trong bao lì xì đỏ. Tục lì xì này có từ rất lâu, người xưa tin rằng ánh sáng và tiếng leng keng của đồng tiền mới sẽ xua đuổi tà ma, bảo vệ con trẻ lớn lên khỏe mạnh.

Hà Nội nghìn năm văn hiến, sự văn minh, thanh lịch, khéo léo của người dân ngày nay đã có thêm nhiều nét độc đáo riêng, thể hiện xu hướng giữ gìn bản sắc, truyền thống dân tộc trong thời kì hội nhập quốc tế. Vì vậy để ngày càng phát huy truyền thống trong giao tiếp của đất nước , người dân Hà Nội cần chắt lọc tinh hoa để hoàn thiện và tạo nên một nét thanh lịch, văn minh độc đáo, mang đậm chất riêng.

Chi đội 9A3
Đánh giá:
Tổng số điểm của bài viết là: 0/5 trong 0 đánh giá
Chia sẻ: